.

QUÝ VỊ ÐANG ÐỌC TIN TỨC CÔNG GIÁO VIỆT NAM ÐỊA CHỈ http://ireportforcatholic.blogspot.com/ . TRANG BLOG NẦY SẼ CẬP NHẬT THƯỜNG XUYÊN TIN TỨC TỪ NHIỀU WEBSITE CÓ LIÊN QUAN ÐẾN CÔNG GIÁO VIỆTNAM. NHÓM iReportforcatholic XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ QUAN TÂM THEO DÕI CỦA QUÝ VỊ. NGUYỆN XIN THIÊN CHÚA VÀ MẸ MARIA BAN XUỐNG BÌNH AN CHO QUÝ VỊ. AMEN.



Friday, October 17, 2008

Ông Nguyễn Tấn Dũng phải chui lòn vào cửa hậu

Dịp mừng 35 năm ký kết quan hệ ngoại giao Úc - Việt, cuộc đi chu du nước Úc từ khi tình hình tôn giáo căng thẳng tại Hà Nội hạ nhiệt có thể làm cho bác thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đủ thời gian thở phào nhẹ nhàng và đây cũng là lần đầu tiên ông đến Úc trong tư cách thủ tướng Chính phủ. Muốn gây thêm ấn tượng nơi người dân Úc, trong gói hành trang làm quà bác Dũng tuyên bố sẽ thả 2 tội phạm người Úc đang bị tù tại Việt Nam về tội danh buôn ma túy. Qua cuộc đi này của ông ta chúng ta có thể suy tư thêm về từ ngữ „chui lòn” để hiểu rõ thêm về bác thủ tướng VN.



Văn hóa “chui lòn”



Văn hóa „chui” tại Việt Nam đã được đảng csVN tôi luyện từ 63 năm nay trở nên nhuần nhuyễn trong nếp sống thường nhật của người dân. Việc nhỏ cũng chui, việc lớn cũng chui! Chui để sống còn! Chui để tiến thân: Internet „chui”, cơ sở mầm non tư thục “chui”, cá độ bóng đá chui, cán bộ cướp đất chui, thi cử chui, tiến sĩ chui, xây công viên giữa thủ đô chui (khởi công ban đêm), thải nước độc ra sông chui, xuất khẩu phụ nữ chui làm nô lệ tình dục, phá thai chui, tham nhũng chui, thuê chui xã hội đen đánh dân (Thái Hà), bán nước chui (HS và TS), cắt xén chui các ý từ của người phát biểu (TGM Kiệt), thả khói cay chui hại dân (Thái Hà), đánh người chui đổ máu ra (phóng viên AP), cuối cùng nhục nhã là lúc chui lòn cửa hậu.



Nhắc đến chui lòn cửa hậu, các bác cầm quyền nước Việt Nam đứng đầu danh sách văn nhân thế giới về loại này: chủ tịch Nguyễn Minh Triết chui vào Tòa Bạch Ốc (6-2007) để gặp tổng thống Bush. Giòng đời vẫn tiếp tục như thế, chẳng khác nào sao y bản cũ tại chuyến viếng thăm thành phố Melbourne vừa qua, Nguyễn Tấn Dũng cũng chui cửa hậu nơi đây vào sáng thứ Ba 14/10/2008. Thế là trọn bộ 2 vị chóp bu của Việt Nam phải cúi mặt đi chui lòn trước con mắt của báo chí Tây phương và có thể đón nhận sự khinh bỉ của các bạn đồng nghiệp đang đón tiếp họ.



Chuyện một vị thủ tướng phải đi cửa hậu trở thành một “chuyện lạ bốn phương” đã được người Úc truyền miệng và nêu lên nguyên do tại sao phải đi chui cửa hậu. Radio Úc loan tin: „Những người biểu tình Việt Nam phản đối mạnh mẽ cho vấn đề đàn áp nhân quyền của csVN trước cuộc viếng thăm của ông Dũng”.



Báo The West Australian đăng tin trong ngày: “Protesters have accused Vietnam's communist prime minister of human rights abuses and of “poisoning” Australia's democratic soil during his visit to Melbourne.” (Những người biểu tình phản đối đã cáo buộc thủ tướng cộng sản Việt Nam về các xúc phạm nhân quyền và “làm nhiễm độc” mảnh đất dân chủ của nước Úc trong chuyến viếng thăm của ông Dũng đến Melbourne)*.



Tờ báo nói trên không tìm được từ ngữ nào mạnh mẽ hơn để nói về lý do đoàn biểu tình đến Melbourne bày tỏ ý kiến: “Nguyen Tan Dung was heckled by about 200 protesters who gathered on the steps of Parliament House, holding up banners calling for democracy and human rights in Vietnam and branding Mr Nguyen a “criminal and murderer” . (Ông Nguyễn Tấn Dũng bị la ó chế nhạo bởi khoảng 200 người biểu tình tụ họp trên các bậc thềm của Quốc hội tiểu bang Victoria, giương cao các biểu ngữ kêu gọi dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, đồng thời gọi ông Dũng là “một tên tội phạm và là kẻ giết người”)*.



Theo Nam Úc Thời Báo, cùng với đoàn biểu tình 2.000 người Việt vào sáng 13/10/2008 trước tiền đình quốc hội Úc ở Canberra có sự tham dự của các nhà chính trị Úc. Dịp này thượng nghị sĩ Garry Humphry phát biểu. “Chúng ta không chấp nhận viện trợ cho csVN nếu những vi phạm về nhân quyền không có sự cải thiện và chấm dứt” .



Và dân biểu Kingston cũng đồng quan điểm trên: “Tôi sẽ cố gắng khuyến cáo chính phủ Úc tạo những áp lực để CSVN phải thực thi một sự tự do, dân chủ thực sự theo xu hướng nhân bản trong thế giới văn minh hiện nay” .



Thêm vào đó tờ báo Voanews của Sydney tả thêm cảnh đấu tranh hào hùng của người Việt Nam như sau: “A small but noisy crowd of about 300 human rights demonstrators gathered in Canberra Monday at the start of Nguyen Tan Dung's official visit to Australia.” (Một nhóm nhỏ, nhưng rất mạnh mẽ của khoảng 300 người đấu tranh dân chủ tập họp ở Canberra vào buổi sáng bắt đầu cuộc viếng thăm Úc của ông Nguyễn Tấn Dũng).



Như thế trong 2 cuộc biểu tình tại Canberra và Melbourne chưa đầy 3.000 tham dự viên đã gây được tiếng vang rộng lớn trong dư luận nước Úc. Một điều đáng kính phục vì các nhóm người Việt tại Úc cùng nhau tố giác các vi phạm nhân quyền đồng thời đòi hỏi công lý cho Việt Nam.



csVN không “chui” ra được chiếc lưới Nhân Quyền



Nạn lớn tại Canberra và Melbourne do người Việt Nam yêu tự do, nhân quyền vừa gây ra chưa tránh khỏi nguôi ngoai thì khi trở về nước bác Dũng lại phải trực diện với cơn bão Nguyễn Việt Chiến, ký giả báo Thanh Niên, bị kết án 2 năm tù trong phiên xử ngày 15/10/2008 ở Hà Nội vì dám moi móc các chuyện tham nhũng của các quan ở Bộ Giao Thông Vận Tải và Ban quản lý các Dự Án PMU 18 thuộc bộ này.



Đúng là trái bom nặng cân không kịp tháo ngòi, chỉ trong vòng vài giờ cả thế giới chú ý về Việt Nam, từ đông sang tây, từ bắc chí nam của địa cầu loan tải nhanh chóng nguồn tin này. Tính cho đến thời điểm sáng 17/10/2008, chỉ trong 1 ngày có 165 bản tin thế giới nói về tham nhũng VN. Từ các hãng tin nổi tiếng Reuters, AFP, AP, BBC News, cho đến các tin từ Á sang Phi như: Manila Times, NewsAsia, South Africa, ngay cả các giới tài chánh cũng để ý đến như: Interactive Investor, Australian Broadcasting Corporation, Eu Business, Financial Times… với đầy đủ các ngôn ngữ chính quốc tế như: Anh, Pháp, Ý, Đức, Thụy Điển, Na Uy, Hà Lan, Ban Lan, Nga, Tiệp, Rumania, Đan Mạch, Tây Ban Nha…



Mạnh mẽ nhất là Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) phổ biến một bản thông cáo ngày 16/10/2008 tuyên bố ông Chiến là “một tù nhân lương tâm” . Và AXQT có thể thấy rõ mặt trái của báo đài VN trong các tuần vừa qua lừa lọc và xảo trá đưa tin thất thiệt về TGM Kiệt khi viết thêm về vụ án: “Kết luận có tội của Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải là các chỉ dấu cho thấy nhà cầm quyền Hà Nội đã đi thụt lùi bao xa đối với sự cởi mở công khai, đưa báo chí Việt Nam quay trở lại nguyên hình là các cái loa tuyên truyền một chiều” .



Ân xá Quốc tế mạnh mẽ đòi nhà cầm quyền csVN: “Ông Nguyễn Việt Chiến phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện” .



Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Hà Nội trong bản thông cáo báo chí: “Hoa Kỳ thất vọng với kết quả vụ xử Nguyễn Văn Hải, báo Tuổi Trẻ, và Nguyễn Việt Chiến, báo Thanh Niên, những người bị bắt hồi tháng Năm 2008” .



Bà Molly Lien, Tham tán Tòa Ðại Sứ Thụy Điển tại Hà Nội, cho BBC biết: “Chúng tôi quan ngại về kết quả vụ xử này và cho rằng nó sẽ phát đi các thông điệp trái ngược về cam kết chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam” .



Cộng Đồng Liên Hiệp Âu Châu lên án vào sáng 17/10/2008: “Cộng Đồng Âu Châu lên án csVN về việc kết án tù người phóng viên chống nạn tham nhũng. Đó là “một cuộc tấn công vào sự tự do phát biểu chính kiến” .



Hội Ký Giả Không Biên Giới (RSF) tố giác vụ xử này là một hành động trả thù nhắm vào hai nhà báo dám viết về những vụ tham nhũng gây bối rối cho csVN. Bản án là một sỉ nhục cho công lý.



Gậy ông đập lưng ông



Từ nhiều ngày qua tất cả báo đài Việt Nam cắt xén câu nói của TGM Kiệt: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam” nhằm xỉ vả, hạ nhục nhân phẩm của một chức sắc trong giáo hội công giáo. Hôm 15/10/2008 ông Nguyễn Thế Thảo lại vẫn luận điệu như thế qua báo Sài Gòn Giải Phóng, dịp làm việc với các Đại sứ, Phó Đại sứ và Trưởng đại diện các Đoàn ngoại giao tại thành phố Hà Nội để thông báo kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại về nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo tại khu vực 42 Nhà Chung, 178 Nguyễn Lương Bằng và những hành vi vi phạm pháp luật của một số giáo sĩ, giáo dân liên quan đến khu vực này; chủ trương, biện pháp giải quyết của thành phố Hà Nội.



Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo vẫn luận điệu tuyên truyền một chiều: Nguyên nhân chính của các vụ việc trên là do một số giáo sĩ mà đứng đầu là Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, lợi dụng đức tin và sự thiếu hiểu biết của một số giáo dân, cố tình vi phạm pháp luật; đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và của giáo hội; làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chính quyền TP với Tòa Tổng giám mục cũng như Nhà thờ Thái Hà, ảnh hưởng đến hình ảnh của công giáo trong lòng nhân dân Thủ đô và cả nước. Vì vậy, các cơ quan Nhà nước phải vào cuộc xử lý theo pháp luật, buộc chính quyền TP phải quyết định cảnh cáo đối với ông Ngô Quang Kiệt và một số giáo sĩ Nhà thờ Thái Hà; cơ quan công an khởi tố vụ án phá hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng, tới đây sẽ đưa ra xét xử nghiêm minh theo pháp luật.



Ông Thảo không ngờ một điều là cùng ngày cả thế giới lại tố cáo ngược lại csVN rằng: “Báo chí Việt Nam đang quay trở lại nguyên hình là các cái loa tuyên truyền một chiều” . Với đòn đánh này thì đồng chí Thảo chỉ còn cách cúi đầu đi chui lòn để tránh ánh mắt dò hỏi tò mò của Tây phương mà thôi.



Nơi đây chúng ta lại có dịp nhắc đến câu nói từ tấm lòng chân thành của người theo đảng csVN đang có chức vụ cao nhất để lèo lái quốc gia VN: “Tôi yêu nhất, quý nhất là sự trung thực và tôi cũng ghét nhất, giận nhất là sự giả dối” (Nguyễn Tấn Dũng).



Nếu đúng như thế, thì câu nói thời danh của ĐTG Kiệt càng có giá trị trong lúc này hơn bao giờ hết khi chúng ta được phép thay vài chữ trong đó:



“Chúng tôi rất là nhục nhã, khi phải đi lòn cửa hậu!”


Hà Long

Ai không còn uy tín?

Ai không còn uy tín?



Trước bất bình của người dân, trước sự xuống cấp thảm hại về tư cách của nhà nước, đặc biệt là UBND TPHN mà đứng đầu là Nguyễn Thế Thảo qua vụ làm hai vườn hoa trên đất của Công giáo bằng cách làm lén lút và bất minh. Trong khi lòng tin của nhân dân, những người đã có một thời tin vào báo đài nhà nước đã sụp đổ nhanh chóng khi sự thật phơi bày, qua việc tráo trở, xuyên tạc và dựng đứng theo cách bốc lửa bỏ tay người của báo đài VN và cả chính miệng của những người đứng đầu TPHN và Chính phủ VN vừa qua.



Vì vậy, TP HN đã có những chiêu giải độc, nhưng càng giải càng trúng độc hết sức ngoạn mục. Những chiêu giải độc đó càng chỉ làm cho nhân dân và những người hiểu biết, quan tâm khinh bỉ hơn tư cách của những quan chức nhà nước hiện nay.



Trong cuộc giải độc với các đại diện ngoại giao đoàn về những việc làm khuất tất của TP HN với hai khu đất Tòa Khâm sứ và giáo xứ Thái Hà của Giáo hội Công giáo, Nguyễn Thế Thảo – Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói: “Nguyên nhân chính của các vụ việc trên là do một số giáo sĩ mà đứng đầu là Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, lợi dụng đức tin và sự thiếu hiểu biết của một số giáo dân, cố tình vi phạm pháp luật; đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và của giáo hội”?



Và: “Liên quan đến việc TP kiến nghị không để ông Ngô Quang Kiệt giữ chức vụ Tổng giám mục địa phận Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói rõ, đó là do uy tín, tín nhiệm của cá nhân ông Kiệt đối với nhân dân Thủ đô, thậm chí đối với cả giáo dân đã không còn nữa. Ông Kiệt đã thiếu tôn trọng và hợp tác với Chính quyền để tìm giải pháp thích hợp, có những lời lẽ thách thức Nhà nước, có những phát ngôn xúc phạm đối với đất nước, dân tộc, coi thường vị thế của đất nước và tư cách công dân Việt Nam”.

Những thông tin trên báo SGGP và TTXVN, người ta càng thấy rõ hơn tính cố chấp và bất chấp của quan chức Hà Nội. Lối áp đặt, dựng chuyện ngậm máu phun người của họ không hề có thay đổi, không hề có chút nào là ân hận lương tâm, cũng không hề có chút nào là liêm sỉ của một con người, chưa nói đến tư cách của một trí thức.

Nếu ông Nguyễn Thế Thảo nói “Ông Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng tôn giáo, lợi dụng đức tin và sự thiếu hiểu biết của một số giáo dân, cố tình vi phạm pháp luật….” thì chưa đủ, sao không nói thêm rằng: "Ông Ngô Quang Kiệt cũng đã lợi dụng ngay sự thiếu hiểu biết của các giám mục, các linh mục tu sĩ và các giáo dân, cố tình vi phạm pháp luật. Thậm chí còn kích động kéo theo cả HĐGM Việt Nam, và kéo theo luôn một số các vị lãnh đạo các quốc gia và các tổ chức yêu nhân quyền trên thế giới về phe mình. Hơn thế còn lợi dụng các tổ chức bảo vệ nhân quyền và cả trăm cộng đồng yêu chuông tự do hòa bình trên thế giới thắp nến cầu nguyện cho công lý và những cuộc dàn áp dã man tại Việt nam?

Khi ông Thảo dám bừa bãi phát ngôn rằng "Ông Ngô Quang Kiệt thiếu tôn trọng và hợp tác với chính quyền để tìm giải pháp thích hợp..."? Ông Thảo đang phơi bầy cách phũ phàng sự dối trá của chế độ CSVN và của UBND Hà nội!. Chính các ông Thảo và UBND Hà nội mới là những người thiếu tôn trọng và hợp tác, vì sự việc đang trong giai đoạn đối thoại để giải quyết thì các ông đã tự ý làm vườn hoa nhanh hơn ăn cướp rồi. Cái sai của Đức TGM Ngô Quang Kiệt là ở chỗ không để cho các quan tham chia chác 2 khu đất mà lại đưa đến giải pháp không thích hợp là bị biến thành 2 vườn hoa một cách bất đắc dĩ.

Cẩu hỏi then chốt: "Giữa TGM Ngô Quang Kiệt và ông Nguyễn Thế Thảo cũng như hàng ngũ quan chức VN hiện nay, ai không còn uy tín, ai không còn được tín nhiệm?"



Tổng GM Ngô Quang Kiệt, người đã nguyện hi sinh phấn đấu suốt đời, quên bản thân mình cũng như tất cả của mình để cho hạnh phúc của nhân thế và tình yêu Thiên Chúa. Những sự hi sinh đó, được khấn thề một cách trọng thể và được hàng triệu con mắt theo dõi, giám sát. Chưa có một thông tin cá nhân nào phủ nhận được những hi sinh to lớn của TGM Ngô Quang Kiệt từ những ngày học hành và bươn chải lo cho từng giáo dân nơi miền biên viễn khó khăn xa xôi đến những ngày làm TGM Hà Nội.

Chưa có ai dám nói về tư cách của Ngài trong tất cả những sinh hoạt như những quan chức Hà Nội và của VN hiện nay. Đó là sự trong sạch, sự hi sinh và cống hiến cho những nhu cầu thực tế của người dân, hướng dẫn họ, giúp đỡ họ hướng đến những điều thiện và xây dựng cuộc sống bình an về vật chất và ngay cả trong tâm hồn.

Ở TGM Ngô Quang Kiệt, không hề có bè cánh, có ekip nào để làm tổn hại đến lợi ích của đất nước, của nhân dân. Ông không có dự án, không có rút ruột ngân sách nhà nước, tiền dân vào túi nhà mình. Ông không có việc mua quan bán chức, không có việc tham nhũng, không có chuyện nói trước nhổ sau… như quan chức Hà Nội.

TGM Ngô Quang Kiệt không hề có việc quên đi những nhiệm vụ của mình là phục vụ cộng đồng nhân loại, không hề có việc coi nhân dân như cỏ rác, coi những nguyện vọng của nhân dân là chuyện xa lạ với mình như các quan chức HN và VN hiện nay.

TGM Ngô Quang Kiệt đã coi hạnh phúc, bình an của người dân là của mình, chấp nhận như “chiên giữa bầy sói” để bênh vực và hành động cho công lý, cho hòa bình với nỗi đau đớn sâu sắc. Ông cũng cảm thấy nhục nhã khi đi ra với thế giới, bị hành xử và coi khinh bằng những hành động và cái nhìn coi thường người Việt Nam. Những thái độ coi khinh đó của cộng đồng thế giới không phải là không có cơ sở.

Hãy nhìn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Úc châu vừa qua để biết.

Tự hào gì, khi Thủ tướng một đất nước mà đến đâu cũng bị chính những người dân của mình, chính những đồng bào của mình phản đối dữ dội? Thậm chí, một Thủ tướng, một Chủ tịch nước khi đi thăm một đất nước có đông đảo bà con mình ở đó lại phải chiu cửa hậu vào thì tư cách đất nước ở đâu mà đòi kêu là “vinh dự, vinh quang”?

Tự hào gì, khi một đất nước có thủ đô được lãnh đạo bởi một người mà nhân dân Thủ đô đã yêu quý ông tặng cho ông danh hiệu là “Ông Nguyễn Phế Thải”?

Tự hào ở đâu, khi mà một hệ thống pháp lý đổi trắng thay đen một cách trắng trợn. Theo lời kêu gọi của chính từ miệng đảng cộng sản, những nhà báo đấu tranh chống tham nhũng, những quan chức đấu tranh chống tham nhũng đã vào tù? Những kẻ tham nhũng lại ung dung bước ra khỏi nhà tù để trả thù những người nhẹ dạ cả tin theo đảng tranh đấu?

Đấu tranh chống tham nhũng là chống đảng, chống nhà nước, vì hệ thống này đã mục ruỗng tận căn? Nó gắn liền với tham nhũng, độc tài và độc quyền, nhằm bảo vệ tập đoàn thống trị tham nhũng hiện nay.

Người đứng đầu chính phủ ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng nói: “Tôi yêu nhất, quý nhất là sự trung thực và tôi cũng ghét nhất, giận nhất là sự giả dối” . Vậy mà chính ông đã không đủ dũng khí để nói thật khi nói về TGM Ngô Quang Kiệt. Trái lại, vẫn cứ một giọng điệu hùa theo những người chuyên nghề gian dối như ông CT Thảo? Ông có yêu sự trung thực không khi chính ông đã không trung thực? ông có ghét sự giả dối không khi chính ông đã giả dối?

Vậy mà Nguyễn Thế Thảo vẫn cố nói lấy được cho rằng TGM Ngô Quang Kiệt không còn uy tín, không được tín nhiệm?

Thử xem, Ông Nguyễn thế Thảo đứng ra kêu gọi nhân dân Thủ đô Hà Nội đứng bên cạnh ông trong một chính sách, một phong trào nào đó mà không trả tiền, chứ chưa nói đến là nguy hiểm đến tính mạng của dân, thì có được 20 người dân sát cánh bên ông hay không?

Còn TGM Ngô Quang Kiệt, chỉ một lời nói, có thể quy tụ hàng vạn, thậm chí cả chục vạn đồng bào công giáo và không theo công giáo đứng bên cạnh mình, sẵn sàng xả thân. Hiện tượng đó nói lên điều gì?

Ai là người có uy tín và ai là người không chỉ mất uy tín và còn cả sự liêm sỉ cần có? Tự những người dân trả lời điều này.

Vừa qua, chỉ có thể kết tội TGM Ngô Quang Kiệt đã làm mất mặt hệ thống nhà nước bằng cách bóc trần bộ mặt của họ, nhất là hệ thống báo đài ăn tiền của dân để phản bội lại chính người dân đang cần sự thật và công lý.
Qua chừng đó thôi, đủ biết ai không còn uy tín để đứng lại ở Hà Nội.

Ông Thảo đừng nhận xằng vơ bậy vào mình những điều không có thực, xin ông Chủ tịch bộ mặt Thủ đô đừng có ngậm máu phun người những chuyện mà ai cũng biết. Khi thiên hạ rõ bộ mặt thật của ông, thì một ngày không xa ông cũng sẽ bị vùi vào chỗ nào đó như một đồ phế thải. Ngay cả đồ phế thải còn có thể dùng tái chế, nhưng khi nó trở thành độc hại thì người ta chôn nó đi không thương tiếc.
Song Hà

Thursday, October 16, 2008

Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt- Con người của tinh thần Công Đồng Vatican II

1- Những ai đã học qua một số văn kiện Công Đồng Vatican II thì có thể thấy được rằng: Công Đồng Vatican II nhấn mạnh đến vai trò của Thánh Thần trong đời sống Giáo hội. Hiến chế Tín Lý về Giáo hội nói rất rõ: “Với sứ vụ lan rộng khắp trần gian, đồng thời cũng vượt lên giới hạn thời gian và ranh giới chủng tộc (nên) Giáo hội đi vào lịch sử nhân loại. Tiến bước giữa cơn cám dỗ và đau thương, Giáo Hội vững mạnh nhờ ơn Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã hứa ban, hầu Giáo Hội vẫn hoàn toàn trung tín, sống như một Hiền Thê xứng đáng của Chúa mình, dầu xác thịt yếu hèn, và không ngừng tự đổi mới dưới tác động của Chúa Thánh Thần cho đến ngày, nhờ thánh giá, đạt đến ánh sáng không hề tắt” (Lumen Gentium, 9).



Photo: Nguyễn Đình Phúc /VietCatholic
Nếu Giáo hội nhấn mạnh đến vai trò của Chúa Thánh Thần trong hoạt động của mình, thì người Kitô hữu ngày hôm nay, dầu xác thịt yếu hèn, với tinh thần Vatican II, cũng phải sống trong sức mạnh và tự do của Thánh Thần.



2- Khí hay Thần Khí là Ruach (רוּחַ) trong tiếng Do Thái. Thần Khí Chúa là Ruach Elohim (אֱלֹהִים רוּחַ). Thần khí có thể hiểu là Tác giả của năng lực đầy sinh khí trong trật tự tạo dựng, là Nguyên Lý cơ bản của công cuộc tạo dựng, và là Đấng thông truyền (cái) hồn cho toàn vũ trụ (Ruach may be understood as the Author of the animating dynamic of the created order, the underlying Principle of creation, and the One that imparts the nephesh to the entire universe).



Xin xem thêm nghĩa Thần Khí theo địa chỉ: http://www.hebrew4christians.com/Names_of_G-d/Spirit_of_God/spirit_of_god.html



Thần Khí không thể thiếu trong đời sống nhân loại vì chính Thần Khí là Hồn của toàn vũ trụ và là Nguồn Mạch ý nghĩa của mọi việc chúng ta làm. Như trong Hội nghị đại kết ở Upsal, Thượng phụ Hazim đã nhận xét: “Không có Thần khí, Thiên Chúa rất xa vời, Đức Kitô chỉ là quá khứ, Tin Mừng là chữ chết, Giáo Hội chỉ là tổ chức, quyền bính là thống trị, truyền giáo là tuyên truyền, phượng tự chỉ là thuần túy tưởng niệm và hành vi Kitô hữu chỉ còn là đạo đức nô lệ. Nhưng trong Thánh Thần, vũ trụ được nâng dậy và rên rỉ làm nảy sinh Nước Thiên Chúa, con người chiến đấu chống lại xác thịt, Đức Kitô Phục Sinh đến hiện diện ở giữa chúng ta, Tin Mừng trở thành quyền năng sự sống, Giáo hội là hiệp thông Chúa Ba Ngôi, quyền bính nhằm phục vụ và giải thóat, truyền giáo là một Lễ Hiện Xuống” (trích lại từ bài nói chuyện của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Yves Congar - Con Người & Tư Tưởng, Trung Tâm Học Vấn Đa Minh, 2005, trang 75-76).



3- Muốn sống trong Thần Khí thì phải vâng phục Thần Khí. Cứ sự thường, vâng phục một ai thì làm cho con người bị lệ thuộc và trở thành nô lệ. Nói cách khác, vâng phục tỷ lệ nghịch với tự do. Thế nhưng, vâng phục Thần Khí không tỷ lệ nghịch mà tỷ lệ thuận với tự do. Ai vâng phục Thần Khí, người đó sống trong sự thật và rất tự do. Người đó có thể làm những việc bất ngờ và thú vị trong sự hướng dẫn của Thần Khí. Sự tự do này không một quyền lực nào của thế gian có thể áp chế được. Nhà tù, nghèo đói, đau khổ và cả cái chết cũng không diệt được sự tự do này. Và sự thật là chính vũ khí của Thần Khí để tiêu diệt mọi bất công và xảo trá. Nó sẽ đâm thủng bất cứ bức tường mà quyền lực bóng tối chống đỡ. Những người sống sự thật và tự do của Thần Khí thì đúng là đe dọa đối với những bất công và quyền lực bóng đêm sự dữ. Vì chính họ là công cụ của Thần Khí để chống lại bất công, chống lại sự dữ và quyền lực bóng tối.



4- Vâng phục Thần Khí thì chúng ta phải hành động theo Thần Khí. Nếu Thần Khí muốn bênh vực những công nhân ngày đêm vất vả mà đồng lương èo uột không đủ sống thì ai sẽ lên tiếng cho Ngài? Nếu Thần Khí muốn lên tiếng bênh vực cho những bệnh nhân đang nằm lăn lóc trong các hành lang bệnh viện mà họ không thể được đoái hoài nếu như không có tiền thì ai sẽ lên tiếng cho Ngài? Nếu Thần Khí muốn lên tiếng chống lại những bất công đất đai của người nghèo thì ai sẽ lên tiếng cho Ngài? Nếu Thần Khí muốn thay đổi một hệ thống mà trong đó những kẻ học kém, chỉ giỏi tài bợ đỡ lại có quyền hơn những kẻ có năng lực và liêm khiết thì ai sẽ lên tiếng cho Ngài? Nếu Thần Khí muốn thay đổi một hệ thống luật pháp mà những kẻ tay trong thì đương nhiên được coi là vô tội trừ khi đủ chứng cứ để kết tội, còn những kẻ bị ghét và dân thường thì đương nhiên bị coi là có tội trừ khi đủ chứng cứ vô tội thì ai sẽ lên tiếng cho Ngài? Ai sẽ lên tiếng khi công đoàn đi chống lại công nhân? Ai sẽ lên tiếng cho Ngài khi đầy tớ phản loạn và đánh đập tôn chủ của mình? Ai sẽ lên tiếng cho Ngài??



Khi suy nghĩ những điều này, chúng ta khám phá ra rằng những nhà thờ, những chủng viện nguy nga chỉ giúp được một phần trong việc đào tạo đời sống đức tin cho giáo dân, tu sĩ và linh mục. Chúng ta cần những bài học từ thực tiễn cuộc sống. Chúng ta cần những con người như Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Đức Tổng đang giáo dục giáo dân và chủng sinh của ngài bằng chính đời sống Thần Khí: một đời sống cho công lý và vì công lý do Thần Khí thôi thúc. Giáo hội cần chứng nhân hơn thầy giảng. Trong suy nghĩ rất chủ quan của con: ngài đúng là con người nổi bật tinh thần Vatican II.



5- Cuộc chiến giữa Thần Khí sẽ không dừng lại cho đến ngày Đức Kitô lại đến. Cuộc chiến này không chỉ dừng lại ở bất công tranh giành đất đai mà còn trong tất cả những lãnh vực mà quyền lực bóng đêm trú ngụ để kéo ghì nhân loại này xuống. Cuộc chiến này cũng không khoan nhường với bất kỳ một thể chế chính trị nào. Chúng ta cứ nhìn vào Têrêsa Calcutta, Osca Romero. Têrêsa Calcutta đã mạnh mẽ phản đối lại sự thờ ơ, khinh thị của người khác dành cho các bệnh nhân và người nghèo sắp chết. Têrêsa chống lại sự bất công đó bằng cách dùng mọi khả năng mình có để chăm sóc và trân trọng họ. Oscar Romeo đã chống lại phong trào quân sự được hậu thuẫn bởi một đế quốc hùng cường, không phải là Cộng Sản.



Thế nên, con rất vui mừng vì Việt Nam có người như Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Ngài đang chọn hành động theo Thần Khí thúc đẩy: ngài đã cho chủng sinh của Hà Nội đến với những người bệnh nhân đau khổ và người nghèo ven sông; ngài đã khơi dậy lòng nhiệt huyết của sinh viên Công Giáo qua phong trào thu nhặt giấy báo bán giúp người nghèo. Bất ngờ và thú vị hơn, ngài đã động viên tinh thần anh em Dòng Chúa Cứu Thế qua sự quan tâm và thư từ; ngài đi thăm những gia đình có người bị bắt; ngài phát biểu thẳng thắn ngay trong cuộc họp; ngài không nhận lại tượng ảnh khi mọi việc chưa rõ ràng… Xin Chúa chúc lành cho Đức Tổng như Ngài đã chúc cho Dơ-rúp-ba-ven: “Đây là lời của ĐỨC CHÚA liên quan đến ông Dơ-rúp-ba-ven: Không phải nhờ thế lực, cũng chẳng phải nhờ sức mạnh mà nó hoàn thành công việc Ta giao phó, nhưng là nhờ thần khí của Ta, ĐỨC CHÚA các đạo binh phán” (Da-ca-ri-a 4:6).



6- Trong buổi tiếp và làm việc với các Đại sứ, Phó Đại sứ và Trưởng đại diện các Đoàn ngoại giao tại thành phố Hà Nội vào ngày 15-10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói: “Nguyên nhân chính của các vụ việc trên là do một số giáo sĩ mà đứng đầu là Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, lợi dụng đức tin và sự thiếu hiểu biết của một số giáo dân, cố tình vi phạm pháp luật; đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và của giáo hội; làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chính quyền TP với Tòa Tổng giám mục cũng như Nhà thờ Thái Hà, ảnh hưởng đến hình ảnh của công giáo trong lòng nhân dân Thủ đô và cả nước …”



Có lẽ chúng ta nên hiểu ngược lại điều ông chủ tịch đã nói: nguyên nhân chính là do ông Kiệt cầm đầu chống lại bất công đất đai, vấn đề quyền căn bản (theo Đại Sứ Hoa Kỳ: tranh chấp đất đai không là vấn đề tôn giáo (mà còn hơn thế nữa!)). Ông chủ tịch đang rất sợ TGM Kiệt vì ngài đang đi đúng với lợi ích của quốc gia, dân tộc và Giáo hội. Ông còn muốn TGM Kiệt đi khỏi Hà Nội mà thực chất TGM Kiệt, không phải ông chủ tịch, mới là người xứng đáng ở lại Hà Nội.



Ông chủ tịch sợ cũng phải vì sự thật đang dần bị phơi bày. Những ai trước đây ghét TGM Kiệt vì nghe thông tin nhà nước thì họ căm phẫn nhà nước hơn thế nữa khi tìm ra sự thật. Trường hợp Trần Quốc Cường với TÔI CŨNG MUỐN NÓI LÊN SỰ THẬT trên VietCatholic News (Thứ Sáu 10/10/2008) chỉ là một điển hình cho hàng nghìn người đang căm phẫn khác mà không dám nói ra.



7- Thần Khí Chúa vẫn ‘là là’ trên chúng ta khi cuộc sống vẫn còn nhiều ‘hỗn độn’. Thần Khí sẽ giúp sức cho những ai vươn lên đón nhận Ngài. Suy nghĩ về tình hình xã hội ngày nay, có lẽ chúng ta cần nhiều “Ngô Quang Kiệt” nữa, những Osar Romero của Việt Nam ở thế kỷ 21.



Là một tu sĩ Dòng chiêm niệm, con mong một đời sống chân thành và lặng lẽ như lời thơ của cha Đa Minh Nguyễn Văn Kinh trong bài giảng lễ đám tang của Đức Cha Giuse Nguyễn Quang Tuyến ngày 25/09/2006:



Tôi muốn làm viên gạch dưới tầng sâu,

Làm chất đốt cho cuộc đời ấm lửa,

Làm phân bón cho cây đời tươi nhựa,

Trĩu quả vàng bát ngát những mùa sau.




Thế nhưng con được thôi thúc phải viết. Khi viết những dòng này, con thấy rùng mình. Trong thân phận con người, con sợ nhà tù, sợ bị vu khống và gài bẫy. Nhưng trong Thần Khí con sẽ không sợ bất cứ điều gì. Dù có chết, con sẽ được sống, như Oscar Romero đã nói: “Tôi không tin có chết mà không có sống lại. Nếu tôi bị giết chết, tôi sẽ được sống trong trái tim của nhiều người”, và hơn thế nữa, vì Đức Kitô đã chiến thắng.



LM Stêphanô Lê Thành Tựu, Tu sĩ Dòng chiêm Niệm
LM Stêphanô Lê Thành Tựu

Bản lên tiếng của Hội Đồng Liên Tôn VN tại Hoa Kỳ

VietCatholic News (Thứ Tư 15/10/2008 23:24)
BẢN LÊN TIẾNG CỦA HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ

VỀ VIỆC CSVN ĐÀN ÁP TÔN GIÁO VÀ GẦN ĐÂY NHẤT, ĐÀN ÁP GIÁO DÂN THÁI HÀ

VU KHỐNG TỔNG GIÁM MỤC NGÔ QUANG KIỆT


Việc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam gần đây đàn áp giáo dân Thái Hà và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, qua việc xử dụng hơi cay, hành hung, bắt bớ, đe dọa và vu khống các vị lãnh đạo tinh thần, giáo dân cầu nguyện ôn hòa để nhà cầm quyền sớm trả lại đất đai của giáo xứ cũng như Tòa Khâm Sứ đã bị chiếm giữ bất hợp pháp từ bao nhiêu năm qua, đã cho thấy chính sách đàn áp các tôn giáo tại Việtt Nam..

HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ nhận định:



1. Từ khi lên nắm chính quyền tại Miền Bắc vào năm 1954 và chiếm trọn Miền Nam từ năm 1975, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tịch thu, chiếm cứ bất hợp pháp nhiều cơ sở, đất đai của các tôn giáo như Phật Giáo, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Tin Lành và Công Giáo mà cho đén nay vẫn chưa hoàn trả lại cho các tôn giáo, điển hình qua vụ chiếm cứ gần 15 mẫu đất của giáo xứ Thái Hà do nhà dòng Chúa Cứu Thế tạo mãi tù năm 1928 và Tòa Khâm Sứ của Tổng Giáo Phận Hà Nội từ 1954.

1. Vào đầu tháng giêng 2008 và đặc biệt trong thời gian gần đây, giáo dân Thái Hà cũng như Tổng Giáo Phận Hà Nội đã liên tục cầu nguyện trong tinh thần ôn hòa và bất bạo động để nhà cầm quyền sớm trả lại đất đai đã chiếm hữu bất hợp pháp của giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ từ năm 1954.

2. Thay vì giải quyết thỏa đáng nguyện vọng chính đáng của giáo dân, nhà cầm quyền cộng sản đã đáp ứng bằng việc hành hung, bắt giam, khủng bố tinh thần, xuyên tạc cuộc tranh đấu ôn hòa của giáo dân Thái Hà và Tổng Giáo Phận Hà Nội, lại còn lên án giáo dân có các hành vi “phá hoại tài sản và gây rối trị an”, kết án các vị lãnh đạo tinh thần và tu sĩ đã “xúi dục” giáo dân.

3. Cụ thể hơn cả, nhà cầm quyền cộng sản đã cho ủi xập khu đất đang tranh chấp để làm “công viên xanh” trong một thời gian gấp rút, nói là để phục vụ cho dân chúng nhưng thực chất chỉ là một hành vi chiếm đoạt thô bạo tài sản của Giáo Hội và lấp liếm trước dư luận hành vi sai trái của mình.

4. Nghiêm trọng hơn nữa, nhà cầm quyền còn phát động chiến dịch báo chí, truyền thông để vu khống, phỉ báng những nhà lãnh đạo tinh thần Công Giáo như các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, đặc biệt Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, bằng cách bóp méo lời tuyên bố của Ngài; tìm cách bao vây, theo dõi và cô lập Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt,. Họ còn dùng thủ đoạn đem những người lạ mặt tới phá các buổi cầu nguyện của giáo dân và dùng lời lẽ thô tục, đe dọa các vị tu hành và giáo dân.



HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ tuyên bố:



1. Hoàn toàn ủng hộ các cuộc tranh đấu đòi hỏi tự do tôn giáo nói chung của các tu sĩ, tín đồ các tôn giáo, đặc biệt cuộc cầu nguyện và tranh đấu ôn hòa của giáo dân Thái Hà vàTổng Giáo Phận Hà Nội cho công bằng và công lý hiện nay, đặc biệt hiệp thông và hỗ trợ Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà.

2. Cầu nguyện cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam biết nhìn nhận những đòi hỏi chính đáng của giáo dân Thái Hà và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội để giải quyết nội vụ một cách ôn hòa và hợp lẽ phải, trong tinh thần tôn trọng luật pháp và quyền công dân.

3. Kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải ngưng ngay các cuộc đàn áp, khủng bố tinh thần các tôn giáo, đặc biệt giáo dân Thái Hà và Tổng Giáo Phận Hà Nội, đồng thời mở các cuộc đối thoại chân thành với Dòng Chúa Cứu Thế và giáo dân Thái Hà cũng như Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội để sớm trao trả những đất đai đã chiếm hữu bất hợp pháp của giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ.

4. Đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải trả lại tất cả các đất đai, cơ sở cửa các Giáo Hội mà họ đã chiếm giữ, tịch thu bất hợp pháp từ năm 1954 và trả tự do cho tất cả các tu sĩ, tín đồ các tôn giáo còn bị giam giữ.

5. Khẩn thiết kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ, các vị dân cử Lưỡng Viện, đặc biệt Ông Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, có những hành động cụ thể hỗ trợ các tôn giáo trong việc tranh đấu đòi hỏi tự do tôn giáo, đặc biệt giáo dân Thái Hà và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội trong cuộc tranh đấu ôn hòa đòi lại công bằng và công lý hiện nay, bằng cách áp lực với nhà cầm quyền cộng sản ngưng ngay những cuộc đàn áp và khủng bố tinh thần hiện nay đối với các vị lãnh đạo tinh thần và giáo dân xứ Thái Hà cũng như Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, đặt cộng sản Việt Nam trở lại quy chế CPC (Country Of Particular Concern) “Các Nước Cần Quan Tâm”, nếu cần.

Làm tại Little Saigon, ngày 10 tháng 10, 2008



Đồng ký tên

Thành Viên Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ

Giáo Hội Cao Đài: Hiền Tài Phạm Văn Khảm, Chánh Trị Sự Hà Vũ Băng

Giáo Hội Công Giáo: LM Mai Khải Hoàn, LM Nguyễn Tiến Bình, LS Phạm Văn Phổ

Giáo Hội Phật Giáo: Hòa Thượng Thích Minh Nguyện, Huynh Trưởng Lê Quang Dật

Gíao Hội Phật Giáo Hòa Hảo: GS Nguyễn Thành Long, GS Nguyễn Thanh Giàu

Giáo Hội Tin Lành: Mục Sư Trần Thanh Vân
Hội đồng Liên tôn VNHK

Wednesday, October 15, 2008

Tòa Thánh bổ nhiệm 2 Giám Mục Phụ Tá cho TGP Hà Nội và TGP Sàigòn

VietCatholic News (Thứ Tư 15/10/2008 10:16)
VATICAN - Sáng hôm nay ngày 15.10.2008, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã loan tin: ĐTC Benedictô XVI đã bổ nhiệm hai Giám mục Phụ tá cho Tổng giáo phận Hà Nội và Tổng giáo phận Saigòn; đó là tân Giám mục Lorensô Chu Văn Minh và tân Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm.

Tổng giáo phận Hà Nội có diện tích 7.000 cây số vuông, dân số là 5.300.000 người, trong đó có 328.725 người Công giáo. Hiện tổng giáo phận có 69 linh mục và 278 nam nữ tu sĩ.

Tân Giám mục Phụ Tá Hà Nội là Đức Cha Lorensô Chu Văn Minh, hiện là Giám đốc Đại Chủng Viện Hà nội. Cha Minh năm nay 65 tuổi, sinh ngày 27-12 năm 1943 tại Nam Định, thuộc tổng giáo phận Hà Nội. Thầy Minh học triết và thần học tại Nam Định từ năm 1960 đến 1967, và sau đó tại Hà Nội từ năm 1992 đến 1994. Trong thời gian dài phải ở tại gia, thầy Lorensô Minh hành nghề hớt tóc và phụ giúp mục tụ tại giáo xứ nguyên quán, giảng dạy giáo lý, vì Nhà Nước không cho thầy thụ phong linh mục. Sau cùng thầy được chịu chức ngày 10-6 năm 1994 khi đã 51 tuổi.

Sau khi thụ phong, cha Minh làm phó xứ tại Nam Định 1 năm, rồi được gửi sang Roma du học từ 1995 đến 2000, đậu tiến sĩ thần học tín lý tại Đại học Giáo Hoàng Urbaniana. Về nước, từ năm 2001 cha Minh làm giáo sư dậy môn Thần học tín lí, đồng thời làm giám học tại Đại chủng viện Hà Nội, sau đó từ năm 2003, cha làm Phó Giám đốc và từ 2 năm nay, làm Giám đốc Đại chủng viện này.

Tân Giám mục Phụ tá giáo phận TGP Saigòn là Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, hiện là Giám đốc Trung Tâm Mục Vụ Saigòn. Tổng giáo phận Saigòn có diện tích rộng là 2.093 cây số vuông, dân số là 6.129.000 người, trong đó có 640.437 người Công giáo. Hiện tổng giáo phận có 751 linh mục và 5.442 nam nữ tu sĩ.

Tân giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, 56 tuổi, sinh ngày 2-10-1952 tại Hà Đông, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội và cùng với gia đình di cư vào Nam năm 1954, theo học tại tiểu chủng viện Cần Thơ và học triết tại Đại chủng viện thánh Tôma ở Long Xuyên, sau đó lên Đại chủng viện thánh Giuse Sàigòn. Thầy Phêrô Khảm thụ phong linh mục ngày 30-8-1980, thuộc tổng giáo phận Saigòn.

Cha Phêrô Khảm lần lượt làm Phó Xứ Hà Nội, Xóm Mới (1980-1984), rồi Phó Xứ Nhà thờ Chánh Tòa, kiêm giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse (1987-2001). Năm 2001, cha Phêrô được gửi đi học thần học mục vụ tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ Catholic University of America ở thủ đô Washington và đậu tiến sĩ tại đây năm 2004.

Trở về nước, cha Phêrô Khảm được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung Tâm Mục Vụ Saigòn. Cha cũng là thành viên Hội đồng tư vấn Giám mục, và đặc trách các linh mục sinh viên của giáo phận du học nước ngoài (2004-2008).

Từ tháng 3 năm 2008, Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm được bổ nhiệm là thư ký điều hành của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Lễ tấn phong Giám mục cho Cha Nguyễn văn Khảm sẽ được tổ chức vào ngày 1.11.2008 tại Saigòn.

Các Giáo phận Việt Nam còn thiếu Giám Mục:

Ngoài ra, hiện nay tại Việt Nam còn có hai giáo phận trống tòa (chưa có giám mục), đó là giáo phận Phát Diệm và giáo phận Ban Mê Thuột. Thêm vào đó, Việt Nam có 3 giáo phận có giám mục đến tuổi nghỉ hưu là Thái Bình, Vinh và Phan Thiết.

Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam và Toàn Ban VietCatholic xin chúc mừng hai Tân Giám mục Phụ tá của Hà nội và Saigòn. Nguyện xin Thiên Chúa luôn luôn ban ân sủng đồi dào của Ngài trên hai Vị và xin Đức Mẹ La Vang che chở và đồng hành với hai Đức Cha.
LM Trần Công Nghị

Căng thẳng giữa chính quyền và giáo xứ An Bằng

Căng thẳng giữa chính quyền và giáo xứ An Bằng

RFA
2008-10-15
Vừa qua chúng tôi gửi đến quí thính giả bài nói chuyện với linh mục Nguyễn Hữu Giải, chánh xứ An Bằng tại xã Vinh An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên- Huế về việc giáo dân không bằng lòng với quyết định của chính quyền địa phương yêu cầu tháo dỡ tượng Thánh giá và bàn lễ tại một khu đất mà giáo xứ cho là có quyền sử dụng trên đó.

Yêu cầu tháo dỡ tượng Thánh giá và bàn lễ
Căng thẳng giữa chính quyền địa phương và giáo xứ An Bằng, nhất là giáp An Bắc, được cho biết đang lên cao. Giáo dân cho rằng họ có quyền dựng thánh giá và bàn lễ trên khu đất do nguời sử dụng từ mấy mươi năm qua hiến tặng.
Đó là ông Lê Khinh, dù nay đã qua đời nhưng con cháu của ông là người thừa tự khu đất mà ông này từng đến bỏ công khai phá, trồng trọt chăm sóc mảnh đất đó, xác nhận ý nguyện của ông Lê Khinh.
Ông Lê Dị, con trai trưởng của ông Lê Khinh, nay đang định cư tại Hoa Kỳ, cho biết thông tin liên quan:

Đó là đất của ông già tôi, mà trước đây ông cũng có nói là giáo xứ làm được gì thì làm. Sau khi ông bà chết thì anh em chúng tôi cũng đồng ý, và tôi viết đơn cúng cho giáo xứ.
Người con trai của ông Lê Dị, cháu nội của ông Lê Khinh, hiện cư ngụ tại Lăng Cô, cũng cho biết:
Truớc khi ông mất thì ông cũng có ý cúng cho vùng để đọc kinh, cầu nguyện. Ba và mấy chú cũng đồng ý. Nay thì họ nói là đất thuộc về đất biên phòng. Trên đất đó là ông em, em cũng có trồng cây.

Ba lần làm đơn xin dựng bàn lễ và thánh giá
Trên mảnh đất rộng 600 mét vuông do gia tộc họ Lê, người từng khai phá và sử dụng, giáp hạt An Bắc, thuộc Giáo Xứ An Bằng từ cuối năm 2007 cho xây dựng lên một bàn lễ và thánh giá để cầu nguyện. Linh mục Nguyễn Hữu Giải cho biết trước khi xây dựng, giáp hạt có làm đơn gửi ủy ban nhân dân xã nhưng không nhận được trả lời nên giáp hạt vẫn tiến hành.
Năm 2007, chính quyền xã Vinh An hướng dẫn chúng tôi làm ba lá đơn. Sau ba mươi ngày họ trả lại đơn mà không phê phán gì.Họ nói chúng tôi không làm đơn là sai; đơn trả lại mà theo luật sau 30 ngày mà không có ý kiến gì thì chúng tôi có quyền làm.
Tuy vậy, nguời đại diện ủy ban nhân dân xã Vinh An, ông Phạm Bình Tịnh, khi chúng tôi tiếp xúc để hỏi về đơn của giáp hạt An Bắc, của giáo xứ An Bằng thì nói:
Không đầy đủ hồ sơn nên xã trả lại, xã cũng hướng dẫn là chỉ cấp tỉnh mới có quyền còn xã không có quyền.

Đối với ý kiến của Ủy ban Nhân dân xã về việc giáp hạt không làm đơn xin phép các cấp cao hơn thì ông Nguyễn Đức Mân, phụ trách giáp hạt cho rằng cán bộ xã đã không trung thực:
Đơn thì chúng tôi làm ba bộ hồ sơ: ngày 6/6/07, ngày 22/7/07, và thứ ba là 8/8/2007.
Hiện nay anh em chúng tôi còn nằm tại an ninh huyện.
Một lý do khác nữa mà chính quyền địa phương đưa ra để buộc giáo dân tại giáp An Bắc, thuộc giáo xứ An Bằng phải tháo dỡ tượng Thánh giá và bàn lễ vì khu đất được gia tộc họ Lê hiến cho nằm trong khu vực rừng phòng hộ. Chúng tôi nêu câu hỏi về mức độ ảnh hưởng thì ông Phạm Bình Tịnh, trả lời:
Nói chung có ảnh hưởng chi.
Ông này cũng đưa ra đề nghị:
Giờ họ tự nguyện tháo dỡ, sau đó làm đơn gửi lên huyện tỉnh; nếu thấy nguyện vọng của bà con hợp lý thì cho xây dựng thôi.
Đối với giáo dân thì thái độ và hành xử của chính quyền địa phương không thuyết phục được họ và họ không thể chấp hành yêu cầu tháo dỡ do cơ quan chức năng buộc họ phải thi hành.

Tuesday, October 14, 2008

Mời nghe toàn bộ cuốn băng audio cuộc họp 20.9.2008 giữa UBND với Đức TGM Hà Nội và Linh Mục Đoàn


Mời nghe toàn bộ cuốn băng audio cuộc họp 20.9.2008 giữa UBND với Đức TGM Hà Nội và Linh Mục ĐoànĐể hiểu rõ diễn tiến và những lời phát biểu trong cuộc họp giữa Ông Chủ tịch cùng các viên chức UBND Thành Phố Hà Nội với Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt cùng với linh mục đoàn Tổng giáo phận Hà Nội vào ngày 20.9.2008, chúng tôi xin được phát thanh lại toàn bộ những lời phát biểu trong cuộc họp để mọi người có cơ hội nhận định về cuộc họp nêu trên.
Lời mở đầu của Đức TGM Ngô Quang Kiệt
LM Nguyễn Khắc Quế, giáo sĩ Hà nội, phát biểu
LM Nguyễn Ngọc Hinh, Chính xứ Chủ Quan, phát biểu
LM Chu Văn Minh, Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội phát biểu
LM Nguyễn Văn Lý, Quản hạt Hà Nội, phát biểu
LM Nguyễn Văn Diễm, Phó giám đốc ĐCV Thánh Giuse Hà Nội phát biểu
LM Nguyễn Văn Khải, DCCT, giáo xứ Thái Hà, phát biểu
LM Vũ Ngọc Ruẫn, Chính xứ Cửa Bắc, phát biểu
LM Trần Duy Lương, Chính xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội phát biểu
Ông Hoàng Công Khôi, Chủ tịch Quận Hoàn Kiếm phát biểu
LM Nguyễn Quốc Triều, phó xứ Hàm Long, chuyên viên Giáo luật, phát biểu
Lời trình bầy kết thúc của Đức TGM Ngô Quang Kiệt trước UBND Tp Hà NộiVào lúc 9 giờ ngày 20.9.2008, khi Đức TGM Hà Nội cùng với các linh mục đi đến UBND Tp Hà Nội họp thì các thầy chủng sinh cùng các nữ tu và đông đảo bà con giáo dân cũng đi theo tới UBND thành phố. Nhưng khi đến cổng UBND thì lực lượng công an đã trực sẵn tại hàng rào sắt bảo vệ cổng UBND và không cho ai vào. Thấy quá đông họ cho người ra cổng nói với các cha rằng Chủ Tịch chỉ mời mười người vào họp thôi, còn tất cả phải ở ngoài. Đông đảo các cha phản đối việc mời Đức Tổng cùng với các linh mục đoàn tới họp, đến nơi lại chỉ cho mười người vào. Vậy thì chúng tôi không làm việc. Các cha nói mãi họ mới chấp nhận mời Đức Tổng và 19 linh mục vào họp, nhưng không cho mang theo phương tiện truyền thông nào. Các cha nói nếu cấm các phương tiện truyền thông của chúng tôi thì các ông cũng phải mời tất cả các phương tiện truyền thông và các phóng viên của các ông ra ngoài thì chúng tôi mới làm việc. Cuối cùng họ phải đồng ý để cho các cha đem theo các phương tiện truyền thông, máy ghi âm, máy ghi hình.Khi vào, họ mời vào phòng khánh tiết, sau đó họ mới dẫn tới phòng họp. Vào phòng họp họ giới thiệu thành phần tham dự, sau đó tới đại diện TTGM, Cha John Lê Trọng Cung giới thiệu thành phần đoàn. Ông chủ tịch UBND Tp Nguyễn Thế Thảo điều khiển cuộc họp, mời Đức Tổng và các cha phát biểu. Trước hết, Đức TGM Ngô Quang Kiệt hoan nghênh cách làm việc rất mau lẹ của UBND TP Hà Nội, cám ơn ông Chủ Tịch, Phó Chủ Tịch, Ban Tôn Giáo và các ban nghành có liên quan. Đức Cha nói về nguyện vọng của TTGM đã nhiều lần đệ đơn khiếu nại, nhưng không giải quyết một cách thoả đáng. Công việc đối thoại đang được tiến hành thì ngày 19.9.2008 vừa qua Nhà Nước đã đơn phương thi công mà TTGM không được biết trước. Như vậy là xúc phạm đến HĐGMVN, xúc phạm đến tình cảm của giáo dân. Đức Cha hỏi: “có phải Nhà Nước cố ý bẻ gãy cuộc đối thoại và không muốn đối thoại nữa? và có phải nhà nước muốn cắt đứt mối quan hệ giữa Nhà Nước và Hội Đồng Giám Mục VN (HĐGMVN) cùng mối quan hệ với Toà Thánh Vatican? Trong khi coi thường ý kiến của HĐGMVN không có một hồi đáp nào, tự động thi công, có phải Nhà Nước đã coi thường cả một khối công giáo và HĐGMVN là cơ quan cao nhất của Giáo hội công giáo Việt Nam hay không?. Xin quý vị nghe cho rõ rồi trả lời và đệ trình lên cấp trên”.Tiếp đến là Cha Joseph Nguyễn Khắc Quế, phát biểu là đã nhiều lần trình bày nguyện vọng xin lại khu đất 42 Nhà Chung đó là khu đất linh thánh, là ngôi nhà tổ. Thế mà ngày 19.9.2008 chúng tôi về nhà tổ của chúng tôi mà không vào được, vì đã bị công an phong toả TTGM Hà Nội, khu phố Nhà Chung, có hàng dào sắt, dây thép gai ngăn cản, có chó nghiệp vụ, biệt động, công an đủ các cỡ. Tôi thấy đúng là cuộc cưỡng bách. Xin các cấp lắng nghe những lời kêu cứu của chúng tôi, để rồi giải quyết cho thoả đáng.Sau Cha Quế là Cha Joseph Nguyễn Ngọc Hinh phát biểu: “chúng tôi vừa nghe ông Chủ Tịch có ý kiến, chúng tôi thực sự vui mừng, sự vui mừng đó phải được tôn trọng và được đối thoại thực sự, bằng những việc làm cụ thể, nhiều khi tôi thấy nói ra thì tôn trọng trên lý thuyết nhưng cuối cùng chẳng thấy tôn trọng đâu. Chúng tôi thực sự mong quý vị hãy thực thi những gì mình đã cam kết, đã trao đổi”.Kế đến là Cha Laurenso Chu Văn Minh, Giám Đốc Đại Chủng Viện Hà Nôi nói: “không có luật pháp nào ngăn cấm thực hành tôn giáo” và chính ngài là nạn nhân của việc ngăn cấm đó, vì ngài đi làm lễ tại dòng Mến Thánh Giá, 31 Nhà Chung như thường lệ, đã bị công an cấm không cho vào. Ngài đứng đối thoại, chờ đợi 30 phút mà công an không cho vào để làm lễ. Nhiều giáo dân đi lễ ở Nhà Thờ Lớn cũng không cho vào. Cha đã đặt câu hỏi: “có luật pháp nào ngăn cấm việc thực hành tôn giáo không?” Cha Jacob Nguyễn Văn Lý nói: “các phương tiện truyền thông đưa tin sai lệch về việc TTGM đã đồng ý để nhà nước sử dụng khu đất 42 Nhà Chung làm công viên cây xanh”. Cha đề nghị: “các cơ quan ngôn luận của Đảng, của Nhà Nước cần đưa tin trung thực, không được bịa đặt, không được vu khống”. Cha Joseph Nguyễn Văn Diễm nói về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Có nghĩa là nói thì phải làm mà không được lừa dối.Cha Peter Nguyễn Văn Khải nói: “Nhà Nước vẫn nói là độc lập tự do, hạnh phúc, nhưng chúng tôi thấy tự do và hạnh phúc của chúng tôi đang bị xâm phạm, tổn hại nghiêm trọng, chúng tôi thấy quyền con người của chúng tôi đang bị xâm phạm. Cụ thể là từ sớm hôm ngày 19.9 tới bây giờ khu vực 40 và 31 Nhà Chung, chúng tôi bị mất quyền đi lại, quyền học hành, quyền làm việc, quyền được bảo vệ an toà n, quyề n thông tin, quyền sinh h ọat tôn giáo, chúng tôi thấy lực lượng cảnh sát, dân vệ phong toả không cho ai ra vào như thế thì lấy gì mà ăn, không về nhà được lấy chỗ đâu mà nghỉ, chỉ còn cách đi lang thang mà thôi”.Rồi đến Cha Joseph Nguyễn Ngọc Ruẫn hỏi: “Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cụ thể là UBND TP, Quận Hoàn Kiếm có còn tôn trọng chúng tôi là những người công giáo nữa hay không? Nếu còn tại sao lại xử sự với chúng tôi như tội phạm như thế?”.Cha Antôn Trần Duy Lương, Chính xứ Nhà Thờ Lớn nói “đường đường, chính chính thì việc gì mà phải thi công trộm, từ nửa đêm, việc gì phải đưa hàng dào sắt, dây thép gai để ngăn cấm không cho ai qua lại, tại sao thi công dùng các loại xe cơ giới, phá dỡ ngôi nhà 4 tầng cao như thế mà không có biện pháp nào để bảo đảm an toàn lao động, phá nhà cả đêm làm cho mọi người chung quanh mất ngủ, bê tông rớt xuống làm hỏng tường nhà chúng tôi, TTGM đang phải sống trong bầu không khí ngột ngạt, tiếng máy gầm rú động trời, bụi bay mù mịt, chúng tôi đang phải hít thở không khí không trong lành do Nhà Nước gây nên”. Sau khi Đức Cha và các cha đại diện cho TTGM phát biểu nêu ý kiến, thì tiếp theo là Bộ Xây Dựng phát biểu, nêu rõ nguồn gốc của khu đất 42 Nhà Chung và trả lời đơn khiếu nại của TTMG là không có cơ sở để giải quyết. Nói đến việc Cha Nguyễn Tùng Cương, Tổng Quản Lý đã có biên bản bàn giao cho Nhà Nước năm 1961 nhưng không có văn bản chính gốc nào là việc cha Cương đã trao khu đất 42 cho nhà nước quản lý.Tiếp đó là đại diện Sở Tài Nguyên Môi Trường phát biểu, cũng khẳng định là không có cơ sở để giải quyết.Sở Quy Hoạch nhận chỉ đạo của cấp trên và UBND quận Hoàn Kiếm là đơn vị được trao cho trực tiếp thi công. Phủ nhận khu đất 42 Nhà Chung là không có tranh chấp. Nên nhà nước đã quy hoạch để làm công viên cây xanh.Rồi đến Chủ Tịch UBND quận Hoàn Kiếm, chủ đầu tư và là đơn vị trực tiếp thi công. Ông đã phủ nhận việc phong toả TTGM và khu phố Nhà Chung, nên đã bị các cha phản đối kịch liệt vì lời nói sai sự thật, trong khi đó công an, cảnh sát, chó nghiệp vụ vẫn đêm ngày giữ chặt cùng với hàng dào sắt, dây thép gai, không cho ai qua lại, nội bất xuất, ngoại bất nhập.Ông Nguyễn Đức Nhanh Giám Đốc Công An Thành Phố nói: “công an cảnh sát đến đó là để bảo vệ cho việc xây dựng được an toàn, mà công an thì được dùng tất cả các phương tiện có thể, kể cả chó nghiệp vụ để bảo vệ cho những người thi hành công vụ, không phải để tấn công người dân.” Ông cũng đặt 5 câu hỏi xin các cha trả lời.Sau đó Cha Phạm Minh Triệu phát biểu, là nghị quyết 23 của chính phủ, bản thân nghị quyết 23 là văn bản dưới luật, nghị quyết 23 áp dụng luật hồi tố mà trong luật Việt Nam thì không áp dụng luật hồi tố khi bất lợi cho người bị hại và cho đương sự. Khu đất 42 Nhà Chung không thuộc đối tượng điều chỉnh của nghị quyết 23, chỉ áp dụng cho đối tượng đất cát đã được Nhà Nước trưng thu, trưng mua, mượn hoặc chuyển tên người khác. Trong khi đó khu đất 42 của TTGM không có bất cứ một loại giấy tờ nào nói là Nhà Nước đã trưng thu”.Sau khi Cha Triệu phát biểu, thì Cha Khải đứng lên xin trả lời 5 câu hỏi của Giám Đốc Công An đã nêu ra, nhưng ông Nguyễn Thế Thảo chủ tịch UBND TP nói là để sau, mà sau khi phát biểu xong ông tuyên bố bế mạc cuộc họp. Cha Khải không có cơ hội để trả lời các câu hỏi của Giám Đốc Công An TP Hà Nội. Đức Tổng phát biểu cuối cùng, Ngài nhắc lại lời Ông Chủ Tịch nói “đất đai từ ngàn xưa không biết nguồn gốc từ đâu, nhưng đến thời giáo hội công giáo thì được cấp khu đất đó”. Ít ra khi cấp, thì người ta cũng có một mảnh giấy công nhận. Đến thời chính quyền sau có thể thay đổi, nhưng phải có giấy tờ văn bản nói về sự thay đổi đó, trên mảnh đất 42 của chúng tôi chưa được một văn bản nào của Nhà Nước nói về sự thay đổi đó, không đi vào diện cải tạo tư sản, không đi vào diện cải tạo nông nghiệp, không có một văn bản nói đến sự tịch thu, trưng thu hay trao cho nhà nước, có thể nói là sự quản lý của cơ quan Nhà Nước là chưa có hợp pháp. Trên cơ sở đó cần phải có văn bản giấy tờ. Ngài nói tiếp: “nếu kẻ cướp vào chúng tôi, ngang nhiên ở đó không có giấy tờ gì hết, mà họ mạnh hơn, chúng tôi không đuổi ra được, thì đương nhiên họ chiếm thì sao? Nên cần phải có giấy tờ văn bản pháp lý. Chúng tôi thấy đất 42 chưa có văn bản đó. Chúng tôi thấy lời Ông Chủ Tịch nói trên lý thuyết rất hay nhưng chưa thực hiện được. Điểm cuối cùng Ông Chủ Tịch có nói: “đất đai là nhà nước quản lý, nhà nước không tranh chấp với ai”. Đức Tổng nói thêm “chúng tôi rất đồng ý, chúng tôi không tranh chấp với nhà nước” ông Chủ Tịch có nói, năm 1961 linh mục Joseph Nguyễn Tùng Cương có liệt kê 95 cơ sở” nhưng chúng tôi không đòi cơ sở nào vì những cơ sở đó thực sự dùng vào công ích chung như: trường Hoàn Kiếm, bệnh viện Saint Paul, bệnh viện Bài lao chúng tôi không bao giờ nhắc tới, nhưng khách sạn La Thành chúng tôi sẽ nhắc tới”.Sau khi họp xong, mọi người đứng dậy ra về, nhưng vẫn còn rất bức xúc vì không được giải quyết thoả đáng, các cấp chính quyền trả lời vòng vo, không đi đến đâu, không đi vào mấu chốt của vấn đề, vẫn cứ “bổn cũ soạn lại”.Có thể nói “họp mà không hành”, trên lý thuyết thì rất hay, nhưng thực hành chẳng được chút nào.

Video: Biểu tình dữ dội ở Melbourne, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của CSVN đi cửa sau

Video: Biểu tình dữ dội ở Melbourne, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của CSVN đi cửa sau
VietCatholic News (Thứ Ba 14/10/2008 08:27)
Hàng ngàn người Việt và Úc đã tham gia vào cuộc biểu tình tại Melbourne sáng thứ Ba 14/10/2008. Những người biểu tình được tin “tình báo” cho biết ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ xuất hiện tại khu vực đường Collins trong khu trung tâm thành phố Melbourne vào lúc 11h sáng. Từ 10 giờ sáng đông đảo người biểu tình đã có mặt trong khu vực dành cho các công sở.



Trong video này, quý vị có thể thấy cảnh sát Úc đã nhiệt tình hướng dẫn những người biểu tình tuần hành trên đường phố Melbourne để đến đúng phóc địa điểm là building số 45 đường Collins.



Trước khí thế sôi sục căm phẫn của những người biểu tình, Thủ tướng CS Việt Nam là ông Nguyễn Tấn Dũng đã không dám đi cửa trước mặc dù cảnh sát có thể bảo vệ ông không bị những người biểu tình tấn công.



Thủ tướng cộng sản Việt Nam đành phải đậu xe xa xa mất 5 phút đi bộ để đi vào ngã hậu thường dành cho những người làm vệ sinh tòa nhà.



Những người biểu tình đã nhận được sự tham gia đông đảo của những người Úc qua đường. Cuộc biểu tình đã kéo dài hàng mấy tiếng đồng hồ. Xin xem thêm chi tiết trong video đính kèm.
Phóng Viên VietCatholic

Phát biểu của Đức Cha Nguyễn Chí Linh tại Thượng Hội đồng Giám Mục


VATICAN. Trong bài phát biểu sáng 14-10-2008 tại Thượng HĐGM thế giới, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, GM Thanh Hóa, đã đề cao sự nâng đỡ của Lời Chúa, cho các tín hữu Công Giáo tại Việt Nam, giữa các cơn thử thách, bách hại.Trước sự hiện diện của ĐTC và 241 nghị phụ trong phiên họp toàn thể thứ 13, Đức Cha Giuse Linh nói:”Thứ sáu vừa qua (10-10-2008), người anh em của con, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, đã trình bày sơ lược về lịch sử truyền giáo của dân tộc chúng con. Con xin tiếp nối phúc trình của Đức Cha Minh và nói về số 28 trong Tài liệu làm việc, bàn về vai trò nâng đỡ của Lời Chúa trong lịch sử Giáo Hội, để mô tả về vai trò này trong đời sống Giáo Hội tại Việt Nam.”Tin Mừng đã được công bố lần đầu tiên trên đất nước chúng con hồi đầu thế kỷ 16 trong bối cảnh đau thương của cuộc nội chiến giữa hai vương quốc anh em trở thành thù nghịch. Nhưng lạ lùng thay chính nhờ sự trùng hợp ấy, Tin Mừng đã trở thành một an ủi lớn cho các tín hữu đầu tiên được rửa tội và từ đó không bao giờ ngừng trở thành sự nâng đỡ tinh thần và luân lý, nguyên lý phong phú hóa Giáo Hội tại Việt Nam, một trong những Giáo Hội bị thử thách nặng nề nhất vì các cuộc bách hại đẫm máu và liên tục. Bị đẩy vào trong một lịch sử dệt bằng hận thù, chiến tranh ý thức hệ và những hạn chế kỳ thị, các tín hữu Công Giáo chúng con ngày càng xác tín rằng chỉ có Lời Chúa mới có thể giữ chúng con ở lại trong tình thương, trong an vui, hiệp thông và bao dung.”Con cũng đau lòng mà thưa với ĐTC và các nghị phụ rằng cho đến nay Việt Nam chiếm hàng đầu về các vụ phá thai. Nhưng điều đáng nói là thảm trạng này đã khơi lên nơi các tín hữu Công Giáo phong trào ”bênh vực sự sống”: họ đi tìm các bào thai bị phá trong các nhà thương, rửa tội cho các bào thai ấy nếu còn sống thoi thóp, và thành lập các nghĩa trang để an táng. Ban đầu, hành động này bị chính quyền và các vị lãnh đạo nhà thương coi là tội ác, khiến cho các tín hữu Công Giáo phải hành động bí mật. Nhưng nay, tuy nhà chức trách chưa cho phép, nhưng họ để cho làm. Vài nhà làm điện ảnh đã quay thành những phim tài liệu và các ký giả ca ngợi việc làm ấy của các tín hữu Công Giáo trên các cơ quan truyền thông. Tại sao có sự tiến bộ như vậy? Thưa vì người ta nhận rõ hơn chứng tá của các tín hữu Công Giáo, những người sống Lời Chúa, và dưới ánh sáng của Lời ấy, họ tôn trọng sự sống. Con muốn lập lại ở đây xác tín mà Hiến Chế Vui Mừng và Hy vọng đã nói đến trong số 44: ”Giáo Hội nhìn nhận rằng, từ sự chống đối của các đối thủ và những người bách hại, Giáo Hội rút ra được những lợi ích lớn lao và Giáo Hội có thể tiếp tục làm như vậy”.”Một dấu hiệu khác đáng được nêu lên để chứng tỏ Lời Chúa tiếp tục nâng đỡ Giáo Hội tại VIệt Nam. Đó là cuộc trở lại của hàng ngàn người dân tộc thiểu số ít lâu sau lễ tôn phong hiển thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam hồi năm 1988. Điều lạ lùng là người người thượng ấy cho biết đã nghe Đài Phát Thanh của Tin Lành từ Manila, Phi luật tân, nhưng họ trở lại Công Giáo tại Việt Nam. Như thế, người Tin lành gieo hạt và người Công Giáo gặt hái. Lời Chúa vang dội rất xa, đi tới tai họ, và trở thành nguồn hy vọng cho những người sống hẻo lánh trên các miền rừng núi, thiếu thốn mọi sự và không có tương lai.”Để kết luận, trong tư các là người Công Giáo Việt Nam, con muốn lập lại xác tín rằng trong các cơn bách hại, hồng ân lớn nhất của chúng con là lòng trung thành với Lời Chúa”.CÁC BÀI PHÁT BIỂU KHÁCNgoài Đức Cha Giuse Linh, còn có 29 nghị phụ phát biểu trong phiên họp sáng 14-10-2008, đặc biệt ĐTC cũng ứng khẩu lên tiếng về tầm quan trọng và giá trị của việc chú giải Kinh Thánh, như giáo huấn của Công đồng chung Vatican 2 trong Hiến Chế Dei Verbum (Lời Chúa). Ngài nhìn nhận giá trị của phương pháp phê bình lịch sử để nghiên cứu Kinh Thánh: phương pháp này giúp hiểu văn bản Sách Thánh không phải là huyền thoại nhưng là lịch sử đích thực, giúp lãnh hội sự thống nhất sâu xa của toàn thể Kinh Thánh, giúp hiểu thực tại. Tuy nhiên, ĐTC cảnh giác rằng phương pháp này cũng có thể làm cho người ta nghĩ rằng Kinh Thánh chỉ là một cuốn sách của quá khứ.ĐTC cũng cảnh giác rằng ngày nay khoa chú giải Kinh Thánh dựa trên đức tin đang nhường chỗ cho một thứ chú giải bị tục hóa, duy thực nghiệm, theo đó những yếu tố thần linh không xuất hiện trong lịch sử. Tất cả đều bị thu hẹp vào yếu tố nhân trần, như người ta thấy trong trào lưu thịnh hành về việc giải thích Kinh Thánh hiện nay ở Đức, trào lưu này phủ nhận sự sống lại của Chúa Kitô và sự thành lập phép Thánh Thể do Con Thiên Chúa. Và ĐTC kết luận rằng: ”Nói một cách cụ thể, chúng ta phải mở rộng việc huấn luyện các nhà chú giải Kinh Thánh tương lai”.ĐHY Emmanuel III Delly, Thượng Phụ Công Giáo Canđê ở Irak nói về thảm trạng đau thương của Giáo Hội tại nước này. Ngài nhắc đến các vụ khủng bố bằng xe bom, các vụ bắt cóc và giết người, đặc biệt là vụ sát hại Đức TGM Faraj Rahho của giáo phận Mossul. ĐHY nói: ”Trong bối cảnh đó, một cuộc sống theo Lời Chúa, là một chứng tá bản thân, có thể phải trả giá bằng chính sáng sống của mình”.Các nghị phụ đã nhiệt liệt vỗ tay để bày tỏ tình liên đới với ĐHY Thượng Phụ và toàn thể Giáo Hội tại Irak.ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nói về giới trẻ và ngài ghi nhận chỉ có lối 13% người trẻ nghĩ rằng cần phải suy niệm về Kinh Thánh. Tuy nhiên người trẻ ngày nay sẵn sàng đón nhận chứng ta sinh động của người lớn và các nhà giáo dục.18 dự thính viên gồm giáo dân nam nữ và nữ tu cũng lên tiếng tại phiên họp. Ông Thomas Hong Soon Han, Chủ tịch Hội đồng Tông Đồ giáo dân ở Seul, Nam Hàn, đã kêu gọi thực hiện một cuộc xét mình trong Giáo Hội, kể cả giáo quyền, về lối sống của các vị mục tử và việc sử dụng của cải. Ngoài ra ông cũng kêu gọi duyệt lại các hợp đồng thương mại trong Giáo Hội để bảo đảm nguyên tắc công bằng và trả lương xứng đáng để các công nhân viên sống và có điều kiện làm việc xứng đáng.Trong số các dự thính viên cũng có bà Nataljia Boroskaja, người Nga, giáo sư lịch sử nghệ thuật. Bà kể lại kinh nghiệm của bà trước kia là người vô thần, không hề nghe nói về Thiện Chúa, nhưng bà nhận biết ngài qua các ảnh đạo vẽ trên gỗ, âm nhạc, tranh vẽ thời phục hưng của Italia. Bà nói: ”Ngày nay, con cũng tự hỏi làm sao nói về Thiên Chúa cho các sinh viên của con qua nghệ thuật” (SD 14-10-2008)
LM Trần Đức Anh, OP

Monday, October 13, 2008

Người Việt Nam tại Úc biểu tình tại thủ đô Canberra (Úc châu) tố cáo CSVN vi phạm Nhân quyền và tự do tôn giáo

CANBERRA, Úc châu - Vào trưa ngày hôm nay 13.10.2008, gần hai ngàn đồng hương Úc Châu cùng các đại diện Cộng Đồng tiểu bang và liên bang, dại diện các Tôn giáo, các hội đoàn và đoàn thể đã tề tựu về thủ độ Canberra của Úc châu để phản đối Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Úc xin cầu viện kinh tế.Xem hình ảnh cuộc biểu tìnhĐại diện Khối người Việt tại Úc, các Vị đại diện các Tôn giáo đã lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền CSVN đã và đang tiếp tục đàn áp tôn giáo tại Việt Nam. Chứng cớ gần đây là sự kiện nhà cầm quyền CSVN đã tịch thu Tòa Khâm Sứ cữ của TGP Hà Nội và lấy đất của giáo xứ Thái Hà để làm công viên.Cộng Đồng Việt Nam Tự Do Úc Châu cũng kêu gọi chính phủ Úc xét duyệt lại việc viện trợ cho Việt Nam vì nhà cầm quyền Hà Nội đã vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng. Hơn thế cũng tố cáo rằng tệ nạn tham nhũng của giới chức cao cấp nhà nước CSVN rất phổ biến và vỉ thế số tiền viện trợ của Úc cho Việt Nam sẽ không sử dụng đúng như giao ước.Cuộc biểu tình bắt đầu lúc 10:30 đến 12:30 trước tiền đình tòa Quốc Hội Úc và sau đó tại khách sạn Hyatt vào lúc 1 giờ đến 2 giờ.Dưới đây là hình dân chúng biểu tình, và hình đại diện Phật giáo, Công giáo và Cao đài giáo đứng lên tố cáo Nhà nước CSVN vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam: